Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

NHỮNG BẤT CẬP TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975-1985


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã in một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam: Giang sơn thu về một mối, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất. Một kỷ nguyên mới, đầy hứa hẹn được mở ra với dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên hoà bình, độc lập tự do và phát triển. Tuy nhiên, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” không thể chỉ bằng niềm tin và ý chí. Con đường đi đến phồn vinh đầy phức tạp, khó khăn và không hề giản đơn. Quá trình xây dựng, quản lý phát triển xã hội  ở Việt Nam những năm 1975-1985 là một minh chứng cho kết luận đó. Sự lãnh đạo của chính quyền, nhà nước đối với “phát triển xã hội”[1] và “quản lý phát triển xã hội”[2] giai đoạn này đã phát lộ những bất cập, sai lầm, khuyết điểm, là một trong những nguyên nhân đưa đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Hiện nay, khi công cuộc đổi mới đang được đẩy mạnh, những nhược điểm, khiếm khuyết và nguyên nhân trong lãnh đạo phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội của Đảng[3] trên phương diện nội dung lãnh đạo những năm 1975-1985 cần được mổ xẻ, phân tích và soi chiếu, nhằm rút kinh nghiệm, tránh vết xe đổ của ngày hôm qua.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đối với đa số các nước, đặc biệt các nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng và chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi như một chứng chỉ giá trị cho sự hội nhập kinh tế của một nước với thị trường toàn cầu; đồng thời, nó còn là tiêu chí đánh giá năng lực và triển vọng phát triển kinh tế của nước đó. Bên cạnh những tác động tích cực trực tiếp về mặt kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tác động gián tiếp đến các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, góp mặt với tư cách một động lực phát triển quan hệ quốc tế.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CHO CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC GIẢI PHÓNG Ở VIỆT NAM (1930-1945)




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, tự do là tư tưởng cơ bản, là hạt nhân và nền tảng hết sức quan trọng. Tư tưởng ấy đã được kiểm chứng qua thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, không chỉ là động lực, mục tiêu, mà còn là cơ sở của chiến lược tập hợp lực lượng rộng rãi cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do do chính Hồ Chí Minh khởi xướng.
1. Cuối thế kỷ XIX, trước cảnh nước mất nhà tan, trăn trở với vận nước Nguyễn Ái Quốc đã đi sang phương Tây với “một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"[1]. Với xuất phát điểm ấy, đã xem xét vấn đề giải phóng dân tộc một cách thực chất, sát với điều kiện một nước thuộc địa.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG TRONG KINH TẾ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN –TỪ GÓC NHÌN CHÍNH SÁCH




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong công cuộc đổi mới, đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp được coi là nét đặc trưng nổi bật, có ý nghĩa mở đầu cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Nhận thức vị trí quan trọng của nông nghiệp, Nhà nước Việt Nam có những chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển, mà một trong những chính sách đóng vai trò đòn bẩy và quyết định đổi mới nông nghiệp là hướng tới việc phát huy và tăng cường tính tích cực, sự năng động kinh tế của người nông dân, mà thực chất chính là tái xác lập kinh tế nông hộ.
Nông hộ (hộ gia đình nông dân) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp, nông thôn và đã có mặt từ lâu ở tất cả các nước nông nghiệp.

XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945)


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã phá tan xiềng xích của chế độ thực dân gần 100 năm cùng với chế độ vua quan phong kiến hàng ngàn năm, khai sinh ra nước Việt Nam DCCH. Toàn thể dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập và tự do. Đó chính là điều kiện cơ bản, thuận lợi để Đảng, Nhà nước Việt Nam xây dựng đất nước về mọi mặt, trong đó có việc xây dựng một nền giáo dục, đáp ứng được nhu cầu phát triển và phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

HỒ CHÍ MINH VIẾT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


Nguyễn Thị Mai Hoa
                            Đại học Quốc gia Hà Nội
Mong muốn phấn đấu cho hoà bình, độc lập tự do của dân tộc, hướng tới xóa bỏ bất công, áp bức để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, trong phần lớn bài viết của mình, Hồ Chí Minh thường đề cập đến quyền con người, coi đó là những quyền thiêng liêng của cá nhân, của dân tộc. Đó là những luận điểm về quyền được sống trong độc lập tự do, được mưu cầu hạnh phúc.
1. Mục đích mà Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh theo đuổi ngay từ những ngày đầu tiên ra nước ngoài là tìm con đường thoát giúp đất nước thoát khỏi vòng nô lệ, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân Việt Nam hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Hồ Chí Minh trở thành một trong số ít người Việt Nam tiếp cận sớm nhất, trên phạm vi sâu rộng nhất về quyền con người.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

VẤN ĐỀ “DẠY CHỮ” VÀ “DẠY NGƯỜI” TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Giáo dục – đào tạo là một trong những lĩnh vực then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng đất nước, là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy - chiến lược “trồng người” của Việt Nam, nhằm vào mục tiêu, định hướng phát triển: “Dạy chữ” và “dạy người”.
1. “Dạy chữ” và “dạy người” – mục tiêu chiến lược của giáo dục – đào tạo
Năm 2011, Đại hội XI của Đảng CSVN xác định mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam là “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”[1].

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Tài nguyên con người trong hệ thống tài nguyên chiến lược 
Tài nguyên (Resourses) là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người, trong đó tài nguyên chiến lược có một vị trí quan trọng, quyết định đến sự phát triển mọi mặt của các quốc gia.
Tài nguyên chiến lược của một quốc gia (National Strategic Resourses) là những tài nguyên then chốt hiện có và tiềm tàng, mà một nước có thể sử dụng được, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
Tài nguyên chiến lược bao gồm tài nguyên chiến lược hữu hình (thực lực cứng - Hard Power) và tài nguyên chiến lược vô hình (thực lực mềm - Soft Power). Có nhiều cách lượng hóa cụ thể hơn tài nguyên chiến lược quốc gia. Giáo sư Michael Porter (Đại học Harvard) nêu ra năm loại tài nguyên lớn: Tài nguyên vật chất; tài nguyên con người; các công trình hạ tầng; tài nguyên tri thức; tài nguyên tư bản[1].

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng, có cùng thể chế chính trị, cũng như xuất phát điểm, cùng một mục tiêu đi lên CNXH, đang tiến hành ci cách, mở cửa, đổi mới và được đánh giá là những nước chiếm vị trí đặc biệt trong nhóm nước có mức độ tăng trưởng nhanh, bền vững, liên tục suốt thời kỳ cải cách, chuyển đổi với một nền chính trị - xã hội ổn định. Thành công ấy không phải ở tốc độ, mà ở đường hướng đúng, mức độ và phạm vi cải cách vừa tầm, trong đó đặt trọng tâm cải cách vào kinh tế, với việc xây dựng nền “kinh tế thị trường XHCN” ở Trung Quốc và nền “kinh tế thị.trường định hướng XHCN” ở Việt Nam. Do vậy, việc Trung Quốc và Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế của mỗi nước là rất quan trọng, cần thiết.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

PHƯƠNG CHÂM “CHO NHIỀU, LẤY ÍT” TRONG CHÍNH SÁCH TAM NÔNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung Quốc là nước có khoảng 900 triệu nhân khẩu nông thôn, chiếm 70% dân số; chính sách tam nông của Chính phủ tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc khởi sắc, bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử. Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP; nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Vì vậy, những thành công của tam nông ở Trung Quốc có thể là những gợi ý, những tham khảo tốt cho Việt Nam.

HỒI GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ở Đông Nam Á, bức tranh về tôn giáo rất đa dạng, nhiều sắc mầu. Trong quá trình phát triển của lịch sử, nơi đây đã hội tụ các hệ tư tưởng cả từ phương Đông, phương Tây và Hồi giáo là một tôn giáo trong cái đa dạng, nhiều vẻ ấy. Xâm nhập và phát triển ở mảnh đất Đông Nam Á có nền văn hoá phong phú, Hồi giáo dần chiếm một địa vị chắc chắn ở nhiều nước. Ngoài tư cách là một yếu tố cấu thành của nền văn hoá khu vực, Hồi giáo còn  là một trong những tôn giáo can thiệp sâu vào đời sống chính trị của nhiều quốc gia, thậm chí có khả năng chi phối, ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định ở khu vực.

KIỂM SOÁT LỢI ÍCH NHÓM –TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ GIÁM SÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Lợi ích nhóm được hình thành từ rất sớm, là một hiện tượng lịch sử - xã hội khách quan. Các nhà nước, các thể chế chính trị tiến bộ đều tìm biện pháp kiểm soát lợi ích nhóm, khuyến khích những lợi ích nhóm tích cực, hạn chế những lợi ích nhóm đặc quyền, đặc lợi, phục vụ mục tiêu phát triển xã hội lành mạnh. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm "lợi ích nhóm", "nhóm lợi ích"; làm sáng tỏ nguyên nhân chính yếu phát sinh, nuôi dưỡng những nhóm lợi ích đặc quyền, đề xuất một số giải pháp kiểm soát lợi ích nhóm.
"Lợi ích nhóm" là khái niệm và vấn đề không mới, song cùng với thời gian, nó ngày càng được càng nhà nghiên cứu, các nhà quản lý quan tâm, nhất là trong những xã hội đang phát triển. Lợi ích nhóm là hệ quả của xu thế đa dạng hóa về lợi ích do phát triển đem lại. Chính vì thế, lợi ích nhóm không đồng nghĩa với tiêu cực như người ta vẫn thường hình dung, mà có tính hai mặt. Vấn đề là phải có một cơ chế kiểm soát, thúc đẩy để phát huy mặt tích cực, kiềm chế, triệt tiêu mặt tiêu cực.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỢI ÍCH NHÓM


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiện nay, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - xã hội đang diễn ra ở nhiều nước, kể cả ở một số nước phát triển, việc tìm kiếm một mô hình xã hội tối ưu đang là quan tâm hàng đầu của nhiều chính phủ. Một mô hình xã hội tiến gần tới sự hoàn thiện và lý tưởng chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở làm rõ vấn đề công bằng xã hội như một trụ lý thuyết quan trọng nhất. Điều này giải thích tại sao rất nhiều các nghiên cứu khoa học mới đây, dù dưới bất kỳ góc độ tiếp cận nào (triết học, kinh tế học, xã hội học, luật học, chính trị học…), đều dành những ưu tiên luận giải, cũng như tìm kiếm biện pháp thực hiện công bằng xã hội.

TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
CNH, HĐH là con đường phát triển đối với đại đa số các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có xuất phát điểm thấp, để trở thành một nước tiên tiến. Là một nước tiến hành CNH muộn, Việt Nam có thể và cần phải tiến hành CNH rút ngắn, nhằm giảm bớt thời gian, tránh tối đa những gian nan, vất vả không cần thiết. Để CNH rút ngắn thành công, cần huy động tối đa các nguồn tài nguyên và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, khi phân loại và bàn về tài nguyên, người ta ngày càng quan tâm hơn đến một loại tài nguyên đặc biệt – tài nguyên con người.