Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

TRÍ THỨC TRUNG QUỐC: NHỮNG THĂNG TRẦM LỊCH SỬ

Nguyễn Thị Mai Hoa
Giới trí thức Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển khá thăng trầm. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), trí thức đã rơi vào tầm ngắm của Chính phủ và bị kiểm soát chặt chẽ; theo đó, tư duy độc lập cũng như bất đồng quan điểm chính trị không có đất để tồn tại. Tuy nhiên, vượt qua những rào cản khách quan, chủ quan, trí thức Trung Quốc đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho công cuộc phục hưng đất nước. Thành công trong quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc có vai trò không nhỏ của trí thức và tầng lớp này đang có những ảnh hưởng quan trọng đến nhiều chiều cạnh xã hội, nhất là trong việc hình thành nên những trào lưu tư tưởng mới.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ GIAI ĐOẠN 1939-1945 TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đây là giai đoạn khá sôi động với những chuyển biến, thay đổi to lớn có tính nền tảng trong lịch sử Việt Nam. Vì lẽ đó, đây là giai đoạn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều sử gia tầm cỡ, nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín trên thế giới. Mức độ, tần suất và số lượng các công trình xuất hiện liên tiếp cả trong quá khứ và hiện nay đã phần nào nói lên điều đó. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu có mức độ liên quan gián tiếp và trực tiếp sau đây:

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

TRẦN ĐỨC THẢO VÀ NHỮNG VA ĐẬP HIỆN THỰC NGHIỆT NGÃ (Qua cuốn sách “Trần Đức Thảo – những lời trăng trối”)

Trần Đức Thảo thuộc “thế hệ vàng” trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với những bàn luận, tranh cãi mâu thuẫn, thậm chí đối lập nhau.
Năm 1951, để lại đằng sau kinh thành Paris hoa lệ, chọn đứng về “phe nước mắt”, quyết định trở về nơi chiến tranh và cách mạng đang diễn ra cuồng nhiệt, nóng bỏng đến độ trần trụi, hy vọng tìm thấy một con đường cho triết học cũng như thực tại, có lẽ Trần Đức Thảo không bao giờ tưởng tượng ra rằng, hiện thực không giàu chất thơ và sự dã man của chính trị là khôn cùng…