Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

HỒ CHÍ MINH VIẾT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


Nguyễn Thị Mai Hoa
                            Đại học Quốc gia Hà Nội
Mong muốn phấn đấu cho hoà bình, độc lập tự do của dân tộc, hướng tới xóa bỏ bất công, áp bức để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, trong phần lớn bài viết của mình, Hồ Chí Minh thường đề cập đến quyền con người, coi đó là những quyền thiêng liêng của cá nhân, của dân tộc. Đó là những luận điểm về quyền được sống trong độc lập tự do, được mưu cầu hạnh phúc.
1. Mục đích mà Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh theo đuổi ngay từ những ngày đầu tiên ra nước ngoài là tìm con đường thoát giúp đất nước thoát khỏi vòng nô lệ, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân Việt Nam hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Hồ Chí Minh trở thành một trong số ít người Việt Nam tiếp cận sớm nhất, trên phạm vi sâu rộng nhất về quyền con người.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

VẤN ĐỀ “DẠY CHỮ” VÀ “DẠY NGƯỜI” TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Giáo dục – đào tạo là một trong những lĩnh vực then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng đất nước, là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy - chiến lược “trồng người” của Việt Nam, nhằm vào mục tiêu, định hướng phát triển: “Dạy chữ” và “dạy người”.
1. “Dạy chữ” và “dạy người” – mục tiêu chiến lược của giáo dục – đào tạo
Năm 2011, Đại hội XI của Đảng CSVN xác định mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam là “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”[1].