Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Tài nguyên con người trong hệ thống tài nguyên chiến lược 
Tài nguyên (Resourses) là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người, trong đó tài nguyên chiến lược có một vị trí quan trọng, quyết định đến sự phát triển mọi mặt của các quốc gia.
Tài nguyên chiến lược của một quốc gia (National Strategic Resourses) là những tài nguyên then chốt hiện có và tiềm tàng, mà một nước có thể sử dụng được, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
Tài nguyên chiến lược bao gồm tài nguyên chiến lược hữu hình (thực lực cứng - Hard Power) và tài nguyên chiến lược vô hình (thực lực mềm - Soft Power). Có nhiều cách lượng hóa cụ thể hơn tài nguyên chiến lược quốc gia. Giáo sư Michael Porter (Đại học Harvard) nêu ra năm loại tài nguyên lớn: Tài nguyên vật chất; tài nguyên con người; các công trình hạ tầng; tài nguyên tri thức; tài nguyên tư bản[1].

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng, có cùng thể chế chính trị, cũng như xuất phát điểm, cùng một mục tiêu đi lên CNXH, đang tiến hành ci cách, mở cửa, đổi mới và được đánh giá là những nước chiếm vị trí đặc biệt trong nhóm nước có mức độ tăng trưởng nhanh, bền vững, liên tục suốt thời kỳ cải cách, chuyển đổi với một nền chính trị - xã hội ổn định. Thành công ấy không phải ở tốc độ, mà ở đường hướng đúng, mức độ và phạm vi cải cách vừa tầm, trong đó đặt trọng tâm cải cách vào kinh tế, với việc xây dựng nền “kinh tế thị trường XHCN” ở Trung Quốc và nền “kinh tế thị.trường định hướng XHCN” ở Việt Nam. Do vậy, việc Trung Quốc và Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế của mỗi nước là rất quan trọng, cần thiết.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

PHƯƠNG CHÂM “CHO NHIỀU, LẤY ÍT” TRONG CHÍNH SÁCH TAM NÔNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung Quốc là nước có khoảng 900 triệu nhân khẩu nông thôn, chiếm 70% dân số; chính sách tam nông của Chính phủ tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc khởi sắc, bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử. Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP; nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Vì vậy, những thành công của tam nông ở Trung Quốc có thể là những gợi ý, những tham khảo tốt cho Việt Nam.

HỒI GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ở Đông Nam Á, bức tranh về tôn giáo rất đa dạng, nhiều sắc mầu. Trong quá trình phát triển của lịch sử, nơi đây đã hội tụ các hệ tư tưởng cả từ phương Đông, phương Tây và Hồi giáo là một tôn giáo trong cái đa dạng, nhiều vẻ ấy. Xâm nhập và phát triển ở mảnh đất Đông Nam Á có nền văn hoá phong phú, Hồi giáo dần chiếm một địa vị chắc chắn ở nhiều nước. Ngoài tư cách là một yếu tố cấu thành của nền văn hoá khu vực, Hồi giáo còn  là một trong những tôn giáo can thiệp sâu vào đời sống chính trị của nhiều quốc gia, thậm chí có khả năng chi phối, ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định ở khu vực.

KIỂM SOÁT LỢI ÍCH NHÓM –TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ GIÁM SÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Lợi ích nhóm được hình thành từ rất sớm, là một hiện tượng lịch sử - xã hội khách quan. Các nhà nước, các thể chế chính trị tiến bộ đều tìm biện pháp kiểm soát lợi ích nhóm, khuyến khích những lợi ích nhóm tích cực, hạn chế những lợi ích nhóm đặc quyền, đặc lợi, phục vụ mục tiêu phát triển xã hội lành mạnh. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm "lợi ích nhóm", "nhóm lợi ích"; làm sáng tỏ nguyên nhân chính yếu phát sinh, nuôi dưỡng những nhóm lợi ích đặc quyền, đề xuất một số giải pháp kiểm soát lợi ích nhóm.
"Lợi ích nhóm" là khái niệm và vấn đề không mới, song cùng với thời gian, nó ngày càng được càng nhà nghiên cứu, các nhà quản lý quan tâm, nhất là trong những xã hội đang phát triển. Lợi ích nhóm là hệ quả của xu thế đa dạng hóa về lợi ích do phát triển đem lại. Chính vì thế, lợi ích nhóm không đồng nghĩa với tiêu cực như người ta vẫn thường hình dung, mà có tính hai mặt. Vấn đề là phải có một cơ chế kiểm soát, thúc đẩy để phát huy mặt tích cực, kiềm chế, triệt tiêu mặt tiêu cực.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỢI ÍCH NHÓM


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiện nay, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - xã hội đang diễn ra ở nhiều nước, kể cả ở một số nước phát triển, việc tìm kiếm một mô hình xã hội tối ưu đang là quan tâm hàng đầu của nhiều chính phủ. Một mô hình xã hội tiến gần tới sự hoàn thiện và lý tưởng chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở làm rõ vấn đề công bằng xã hội như một trụ lý thuyết quan trọng nhất. Điều này giải thích tại sao rất nhiều các nghiên cứu khoa học mới đây, dù dưới bất kỳ góc độ tiếp cận nào (triết học, kinh tế học, xã hội học, luật học, chính trị học…), đều dành những ưu tiên luận giải, cũng như tìm kiếm biện pháp thực hiện công bằng xã hội.

TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
CNH, HĐH là con đường phát triển đối với đại đa số các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có xuất phát điểm thấp, để trở thành một nước tiên tiến. Là một nước tiến hành CNH muộn, Việt Nam có thể và cần phải tiến hành CNH rút ngắn, nhằm giảm bớt thời gian, tránh tối đa những gian nan, vất vả không cần thiết. Để CNH rút ngắn thành công, cần huy động tối đa các nguồn tài nguyên và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, khi phân loại và bàn về tài nguyên, người ta ngày càng quan tâm hơn đến một loại tài nguyên đặc biệt – tài nguyên con người.