Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CHO CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC GIẢI PHÓNG Ở VIỆT NAM (1930-1945)




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, tự do là tư tưởng cơ bản, là hạt nhân và nền tảng hết sức quan trọng. Tư tưởng ấy đã được kiểm chứng qua thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, không chỉ là động lực, mục tiêu, mà còn là cơ sở của chiến lược tập hợp lực lượng rộng rãi cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do do chính Hồ Chí Minh khởi xướng.
1. Cuối thế kỷ XIX, trước cảnh nước mất nhà tan, trăn trở với vận nước Nguyễn Ái Quốc đã đi sang phương Tây với “một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"[1]. Với xuất phát điểm ấy, đã xem xét vấn đề giải phóng dân tộc một cách thực chất, sát với điều kiện một nước thuộc địa.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG TRONG KINH TẾ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN –TỪ GÓC NHÌN CHÍNH SÁCH




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong công cuộc đổi mới, đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp được coi là nét đặc trưng nổi bật, có ý nghĩa mở đầu cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Nhận thức vị trí quan trọng của nông nghiệp, Nhà nước Việt Nam có những chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển, mà một trong những chính sách đóng vai trò đòn bẩy và quyết định đổi mới nông nghiệp là hướng tới việc phát huy và tăng cường tính tích cực, sự năng động kinh tế của người nông dân, mà thực chất chính là tái xác lập kinh tế nông hộ.
Nông hộ (hộ gia đình nông dân) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp, nông thôn và đã có mặt từ lâu ở tất cả các nước nông nghiệp.

XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945)


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã phá tan xiềng xích của chế độ thực dân gần 100 năm cùng với chế độ vua quan phong kiến hàng ngàn năm, khai sinh ra nước Việt Nam DCCH. Toàn thể dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập và tự do. Đó chính là điều kiện cơ bản, thuận lợi để Đảng, Nhà nước Việt Nam xây dựng đất nước về mọi mặt, trong đó có việc xây dựng một nền giáo dục, đáp ứng được nhu cầu phát triển và phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước.