Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

NHỮNG BẤT CẬP TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975-1985


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã in một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam: Giang sơn thu về một mối, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất. Một kỷ nguyên mới, đầy hứa hẹn được mở ra với dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên hoà bình, độc lập tự do và phát triển. Tuy nhiên, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” không thể chỉ bằng niềm tin và ý chí. Con đường đi đến phồn vinh đầy phức tạp, khó khăn và không hề giản đơn. Quá trình xây dựng, quản lý phát triển xã hội  ở Việt Nam những năm 1975-1985 là một minh chứng cho kết luận đó. Sự lãnh đạo của chính quyền, nhà nước đối với “phát triển xã hội”[1] và “quản lý phát triển xã hội”[2] giai đoạn này đã phát lộ những bất cập, sai lầm, khuyết điểm, là một trong những nguyên nhân đưa đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Hiện nay, khi công cuộc đổi mới đang được đẩy mạnh, những nhược điểm, khiếm khuyết và nguyên nhân trong lãnh đạo phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội của Đảng[3] trên phương diện nội dung lãnh đạo những năm 1975-1985 cần được mổ xẻ, phân tích và soi chiếu, nhằm rút kinh nghiệm, tránh vết xe đổ của ngày hôm qua.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đối với đa số các nước, đặc biệt các nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng và chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi như một chứng chỉ giá trị cho sự hội nhập kinh tế của một nước với thị trường toàn cầu; đồng thời, nó còn là tiêu chí đánh giá năng lực và triển vọng phát triển kinh tế của nước đó. Bên cạnh những tác động tích cực trực tiếp về mặt kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tác động gián tiếp đến các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, góp mặt với tư cách một động lực phát triển quan hệ quốc tế.