Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

THÁI ĐỘ CỦA MỸ TRƯỚC VIỆC PHÁP TÁI CHIẾM ĐÔNG DƯƠNG (1945-1946)

Nguyễn Thị Mai Hoa
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất hành tinh, là nước duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân tại thời điểm đó và là một trong những nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc. Trong điều kiện bàn cờ thế giới về bản chất là cuộc chơi giữa các nước lớn, thì với ngần ấy ưu thế, Mỹ không chỉ sở hữu tiếng nói trọng lượng trong giải quyết nhiều vấn đề quốc tế, mà nhiều diễn biến quốc tế sẽ vận động theo quan điểm, lập trường của Mỹ cũng như theo xu hướng mà Mỹ mong muốn.
Hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, một câu chuyện có tính thời sự nóng bỏng, được nhiều nước quan tâm là về giải thuộc địa và phi thực dân hóa. Thái độ, chính sách của Mỹ về vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đối với ý định, kế hoạch khôi phục quyền cai trị đối với các thuộc địa của nhiều nước, trong đó có sự quay lại Đông Dương (và Việt Nam) của người Pháp.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

VỀ HAI CHÍNH SÁCH TRONG CHIẾN LƯỢC ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC (Qua sự kiện hải chiến Trường Sa 1988)

Nguyễn Thị Mai Hoa
Tranh chấp, xung đột ở biển Đông hiện đang diễn ra gay gắt xung quanh quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) –bao gồm hơn 230 đảo san hô, cồn cát, rạn đá san hô và bãi đá ngầm… Có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có tranh chấp (Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei) và tuyên bố quyền sở hữu đối với những diện tích khác nhau thuộc quần đảo. Ba trong số các bên tranh chấp (Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam) yêu sách toàn bộ quần đảo; hai trong số đó (Malaysia và Philippines) chỉ yêu sách một bộ phận của quần đảo (Philippines tuyên bố chủ quyền nhóm đảo Kalayaan, Malaysia đòi hỏi chủ quyền một số thực thể ở phía Nam của quần đảo); Brunei tranh chấp một phần nhỏ của lãnh hải (Brunei chưa đưa ra đòi hỏi về một thực thể địa lý cụ thể, mà chỉ đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong đó tọa lạc một vài rạn san hô/bãi đá ngầm).Cho đến thời điểm hiện tại, trừ Brunei không chiếm giữ bất kỳ đảo nào và vì thế không có quân đồn trú, 5 quốc gia còn lại đều kiểm soát những thực thể địa lý nhất định.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM NĂM 1979

Nguyễn Thị Mai Hoa
Ngày 16-1-1979, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Cảnh Tiêu đã đọc một bản báo cáo nội bộ, phân tích tình hình Đông Dương. Đây là bản Báo cáo tuyệt mật và trước khi phát biểu, Cảnh Tiêu đã dặn dò kỹ cử tọa: “Bài nói chuyện hôm nay sẽ không được phân phát cho các cấp dưới như một văn kiện chính thức của Trung ương. Có những nội dung cần được giữ bí mật. Ngoài việc lưu hành bài nói chuyện này tại các Cục, Vụ và đơn vị thích hợp, các đồng chí có thể tóm tắt tinh thần chính và những điểm quan trọng. Còn về cách truyền đạt tin tức như thế nào và cần truyền đạt đến Cục, Vụ và đơn vị nào, các đồng chí sẽ được thông báo sau cuộc họp này” [1].