Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ NƯỚC LỚN TRƯỚC VIỆC VIỆT NAM ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH PARIS (1973)


Nguyễn Thị Mai Hoa
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Trong 21 năm chiến tranh (1954-1975), đương đầu với một đối phương có tiềm lực, sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội, Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định sự ủng hộ của các nước XHCN là vô cùng quan trọng. Trong từng bước phát triển của cuộc kháng chiến, đặc biệt là trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris, chủ động, độc lập hoạch định chủ trương, đường lối, song Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú ý tham khảo ý kiến và tranh thủ sự đồng tình của các nước trong phe XHCN, nhất là hai nước lớn Liên Xô, Trung Quốc.

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

VỀ BẢN CHẤT CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC TIẾN HÀNH VỚI VIỆT NAM VÀO NĂM 1979

Nguyễn Thị Mai Hoa
Tiến hành cuộc chiến tranh với Việt Nam vào tháng 2-1979, Trung Quốc tuyên bố đó là một chiến tranh “phản kích”, nhằm “đánh đuổi quân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc”. Ngay ngày 17 tháng 2, nhằm che đậy tính chất xâm lược của cuộc chiến, trong bản tuyên bố trên Tân Hoa Xã, Bắc Kinh khẳng định cuộc tấn công Việt Nam là phản kích tự vệ trước việc Việt Nam xâm lấn lãnh thổ và gây thiệt hại cho dân cư Trung Quốc[1].

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

THÁI ĐỘ CỦA MỸ TRƯỚC VIỆC PHÁP TÁI CHIẾM ĐÔNG DƯƠNG (1945-1946)

Nguyễn Thị Mai Hoa
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất hành tinh, là nước duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân tại thời điểm đó và là một trong những nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc. Trong điều kiện bàn cờ thế giới về bản chất là cuộc chơi giữa các nước lớn, thì với ngần ấy ưu thế, Mỹ không chỉ sở hữu tiếng nói trọng lượng trong giải quyết nhiều vấn đề quốc tế, mà nhiều diễn biến quốc tế sẽ vận động theo quan điểm, lập trường của Mỹ cũng như theo xu hướng mà Mỹ mong muốn.
Hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, một câu chuyện có tính thời sự nóng bỏng, được nhiều nước quan tâm là về giải thuộc địa và phi thực dân hóa. Thái độ, chính sách của Mỹ về vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đối với ý định, kế hoạch khôi phục quyền cai trị đối với các thuộc địa của nhiều nước, trong đó có sự quay lại Đông Dương (và Việt Nam) của người Pháp.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

VỀ HAI CHÍNH SÁCH TRONG CHIẾN LƯỢC ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC (Qua sự kiện hải chiến Trường Sa 1988)

Nguyễn Thị Mai Hoa
Tranh chấp, xung đột ở biển Đông hiện đang diễn ra gay gắt xung quanh quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) –bao gồm hơn 230 đảo san hô, cồn cát, rạn đá san hô và bãi đá ngầm… Có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có tranh chấp (Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei) và tuyên bố quyền sở hữu đối với những diện tích khác nhau thuộc quần đảo. Ba trong số các bên tranh chấp (Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam) yêu sách toàn bộ quần đảo; hai trong số đó (Malaysia và Philippines) chỉ yêu sách một bộ phận của quần đảo (Philippines tuyên bố chủ quyền nhóm đảo Kalayaan, Malaysia đòi hỏi chủ quyền một số thực thể ở phía Nam của quần đảo); Brunei tranh chấp một phần nhỏ của lãnh hải (Brunei chưa đưa ra đòi hỏi về một thực thể địa lý cụ thể, mà chỉ đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong đó tọa lạc một vài rạn san hô/bãi đá ngầm).Cho đến thời điểm hiện tại, trừ Brunei không chiếm giữ bất kỳ đảo nào và vì thế không có quân đồn trú, 5 quốc gia còn lại đều kiểm soát những thực thể địa lý nhất định.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM NĂM 1979

Nguyễn Thị Mai Hoa
Ngày 16-1-1979, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Cảnh Tiêu đã đọc một bản báo cáo nội bộ, phân tích tình hình Đông Dương. Đây là bản Báo cáo tuyệt mật và trước khi phát biểu, Cảnh Tiêu đã dặn dò kỹ cử tọa: “Bài nói chuyện hôm nay sẽ không được phân phát cho các cấp dưới như một văn kiện chính thức của Trung ương. Có những nội dung cần được giữ bí mật. Ngoài việc lưu hành bài nói chuyện này tại các Cục, Vụ và đơn vị thích hợp, các đồng chí có thể tóm tắt tinh thần chính và những điểm quan trọng. Còn về cách truyền đạt tin tức như thế nào và cần truyền đạt đến Cục, Vụ và đơn vị nào, các đồng chí sẽ được thông báo sau cuộc họp này” [1]. 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

TRÍ THỨC TRUNG QUỐC: NHỮNG THĂNG TRẦM LỊCH SỬ

Nguyễn Thị Mai Hoa
Giới trí thức Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển khá thăng trầm. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), trí thức đã rơi vào tầm ngắm của Chính phủ và bị kiểm soát chặt chẽ; theo đó, tư duy độc lập cũng như bất đồng quan điểm chính trị không có đất để tồn tại. Tuy nhiên, vượt qua những rào cản khách quan, chủ quan, trí thức Trung Quốc đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho công cuộc phục hưng đất nước. Thành công trong quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc có vai trò không nhỏ của trí thức và tầng lớp này đang có những ảnh hưởng quan trọng đến nhiều chiều cạnh xã hội, nhất là trong việc hình thành nên những trào lưu tư tưởng mới.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ GIAI ĐOẠN 1939-1945 TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đây là giai đoạn khá sôi động với những chuyển biến, thay đổi to lớn có tính nền tảng trong lịch sử Việt Nam. Vì lẽ đó, đây là giai đoạn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều sử gia tầm cỡ, nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín trên thế giới. Mức độ, tần suất và số lượng các công trình xuất hiện liên tiếp cả trong quá khứ và hiện nay đã phần nào nói lên điều đó. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu có mức độ liên quan gián tiếp và trực tiếp sau đây:

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

TRẦN ĐỨC THẢO VÀ NHỮNG VA ĐẬP HIỆN THỰC NGHIỆT NGÃ (Qua cuốn sách “Trần Đức Thảo – những lời trăng trối”)

Trần Đức Thảo thuộc “thế hệ vàng” trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với những bàn luận, tranh cãi mâu thuẫn, thậm chí đối lập nhau.
Năm 1951, để lại đằng sau kinh thành Paris hoa lệ, chọn đứng về “phe nước mắt”, quyết định trở về nơi chiến tranh và cách mạng đang diễn ra cuồng nhiệt, nóng bỏng đến độ trần trụi, hy vọng tìm thấy một con đường cho triết học cũng như thực tại, có lẽ Trần Đức Thảo không bao giờ tưởng tượng ra rằng, hiện thực không giàu chất thơ và sự dã man của chính trị là khôn cùng…

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

LỖI HỆ THỐNG VÀ “YẾU HUYỆT” GIÁO DỤC VIỆT NAM (Qua trường hợp học sinh lớp 12 không chọn thi môn Lịch sử)

Giáo dục – đào tạo là một trong những lĩnh vực then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Giáo dục là tiền đề, là động lực của tiến bộ xã hội. Đa số các quốc gia trên thế giới đều nhận thức giáo dục là chìa khóa mở cửa tương lai, nỗ lực xây dựng một nền giáo dục hoàn bị, coi thành bại của giáo dục là một trong những tiêu chí đánh giá uy tín, năng lực quốc gia. Còn ở Việt Nam?
1- Nói “không” với môn Sử
Những ngày chuẩn bị diễn ra kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm 2014, cả nước ồn ào tranh cãi, bàn luận về chuyện học sinh lớp 12 “quay lưng” lại với môn Lịch sử.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

NHỮNG BẤT CẬP TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975-1985


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã in một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam: Giang sơn thu về một mối, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất. Một kỷ nguyên mới, đầy hứa hẹn được mở ra với dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên hoà bình, độc lập tự do và phát triển. Tuy nhiên, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” không thể chỉ bằng niềm tin và ý chí. Con đường đi đến phồn vinh đầy phức tạp, khó khăn và không hề giản đơn. Quá trình xây dựng, quản lý phát triển xã hội  ở Việt Nam những năm 1975-1985 là một minh chứng cho kết luận đó. Sự lãnh đạo của chính quyền, nhà nước đối với “phát triển xã hội”[1] và “quản lý phát triển xã hội”[2] giai đoạn này đã phát lộ những bất cập, sai lầm, khuyết điểm, là một trong những nguyên nhân đưa đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Hiện nay, khi công cuộc đổi mới đang được đẩy mạnh, những nhược điểm, khiếm khuyết và nguyên nhân trong lãnh đạo phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội của Đảng[3] trên phương diện nội dung lãnh đạo những năm 1975-1985 cần được mổ xẻ, phân tích và soi chiếu, nhằm rút kinh nghiệm, tránh vết xe đổ của ngày hôm qua.